Nội dung
ToggleDấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường?
Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trở nên phức tạp và khó lường hơn khi người bệnh khó có thể phát hiện mình mắc bệnh nếu không tiến hành kiểm tra sức khỏe. Những dấu hiệu nhận biết đái tháo đường thường không rõ ràng bởi chúng rất giống với những biểu hiện thường thấy hàng ngày của cơ thể.
Có thể hiểu một cách đơn giản bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đường (cacbohidrat) do tuyến tụy thiếu insulin hoặc kháng insulin. Hậu quả là lượng đường trong máu tăng cao, vượt mức đường cho phép của thận, đường xuất hiện trong nước tiểu, lâu dần gây ra một số những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến thận, tim mạch, và ở tất cả các cơ quan trong cơ thể nếu không được điều trị kịp thời.
Đâu là chỉ số đường huyết bình thường?
Chỉ số đường huyết bình thường dao động ở mỗi thời điểm trong ngày có trị số khác nhau:
Xét nghiệm đái tháo đường | Bình thường | Tiền tiểu đường | Đái tháo đường |
Ngẫu nhiên | < 140 mg/dL (7,8 mmol/l) | >= 200 mg/dL
(11,1 mmol/l) |
|
Nhịn ăn | < 100 mg/dL (5,6 mmol/l) | 100 – 125 mg/dL
(5,6 – 6,9 mmol/l) |
>= 126 mg/dL
(7 mmol/l) |
2h sau ăn hoặc sau khi thực hiện liệu pháp dung nạp glucose | < 140 mg/dL (7,8 mmol/l) | 140 – 199 mg/dL
(7,8 – 11 mmol/l) |
>= 200 mg/dL
(11,1 mmol/l) |
Chỉ số HbA1c (%) | <5,7 % | 5,7 – 6,5 % | >= 6,5% |
Viện nghiên cứu lâm sàng quốc gia của Anh – NICE khuyến nghị, Để kiểm soát đường huyết trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần duy trì mục tiêu sau:
Khi thức dậy | Khi đói | Ít nhất 90p sau ăn | |
Tiểu đường tuýp 2 | 4,4 – 7,2 mmol/l | < 8,5 mmol/l | |
Tiểu đường tuýp 1 | 5 – 7 mmol/l | 4,4 – 7,2 mmol/l | 5 – 9 mmol/l |
Trẻ em mắc tiểu đường tuýp 1 | 4 – 7 mmol/l | 4,4 – 7,2 mmol/l | 5 – 9 mmol/l |
Thực tế không có quy chuẩn cho việc một người cần kiểm tra chỉ số đường huyết bao nhiêu lần trong ngày. Tuy vậy, bạn hãy tiến hành xét nghiệm nếu cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, hoặc theo dõi đường huyết trước và sau ăn để có những điều chỉnh trong chế độ ăn uống và điều trị thuốc hợp lý, phòng tránh cơn hạ hoặc tăng đường huyết đột ngột.
Dấu hiệu nhận biết sớm đái tháo đường
Đái tháo đường thường khó xác định bởi những dấu hiệu ban đầu của bệnh không điển hình và rất dễ gây nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác. Tuy vậy, nếu để ý kỹ sự khác thường hàng ngày, bạn vẫn có thể nhận ra mình có đang mắc đái tháo đường hay không. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết đái tháo đường:
1.Khát nước nhiều trong ngày:
Theo các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, khát nước là biểu hiện đầu tiên của bệnh đái tháo đường. Khác với bình thường, bạn sẽ cảm thấy khát hơn dù đã uống rất nhiều trước đó. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt biểu hiện này với trường hợp khát do mất nhiều nước.
2.Đi tiểu thường xuyên và lượng nước tiểu tăng cao:
Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường, chất lượng nước tiểu bình thường, tiểu không gắt buốt… đó là dấu hiệu sớm nghĩ đến bệnh đái tháo đường.
3.Cơ thể mệt mỏi, đề kháng kém:
Khi mắc bệnh đái tháo đường, lượng đường vẫn sẽ lưu thông trong cơ thể bạn. Nhưng do thiếu hụt insulin, đường không được chuyển hóa thành năng lượng để nuôi dưỡng cơ thể. Bên cạnh đó, do mất nhiều năng lượng cho việc đào thải đường qua thận nên dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi quá mức suy giảm sức đề kháng.
4.Sụt cân không kiểm soát:
Khi đường huyết trong máu tăng cao, cơ thể không thể sản sinh đủ insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng được nên chất béo sẽ là nguồn thay thế để tạo ra năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Điều này dẫn đến cân nặng mất kiểm soát. Dù ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, nhưng cân nặng vẫn giảm sút không phanh.
5.Thị lực suy giảm:
Một dấu hiệu thường thấy khi bạn bị đái tháo đường đó là thị lực suy giảm. Bạn cần tiến hành kiểm tra mắt và xét nghiệm máu để xác định bệnh ĐTĐ ảnh hưởng đến mạch máu võng mạc.
6.Viêm nướu, viêm họng:
Ở những người mắc đái tháo đường, hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn thương từ từ, cơ thể ngày một yếu đi, khả năng chống lại vi khuẩn kém. Khi đó, lợi sẽ là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất, gây viêm nướu, viêm họng, nấm… thường xuyên.
7.Gặp các vấn đề về da:
Làn da cũng là bộ phận chịu nhiều ảnh hưởng do bệnh ĐTĐ. Trên da bắt đầu xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng, đặc biệt là ở những nơi có nếp nhăn hoặc nếp gấp da.
8.Vết thương chậm lành:
Khi bạn mắc bệnh ĐTĐ đồng nghĩa với hệ thống miễn dịch bị tấn công gây tổn thương lòng mạch, tắc mạch máu, hoại tử cơ quan bộ phận. Đây là lý do khiến các vết thương ngoài da khó lành, nghiêm trọng hơn là hoại tử nhiễm trùng.
9.Gặp vấn đề về sinh lý:
Tình trạng thất bại thường xuyên trong quan hệ vợ chồng, trên bảo dưới không nghe đến từ nguyên nhân do đường trong máu cao kéo dài mất kiểm soát.
Cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh đái tháo đường
Để giữ gìn sức khỏe, các bạn thường xuyên luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tránh stress, giữ nếp sống lạc quan yêu đời và cười thật nhiều nhé. Bệnh đái tháo đường là bệnh mắc phải, hoàn toàn có thể phòng, chống được, tập luyện, ăn uống hợp lý có thể phòng, chống căn bệnh đái tháo đường. Theo đó, các bạn cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên. Xét nghiệm đường máu là cách duy nhất phát hiện bệnh đái tháo đường.
Diasure là thương hiệu sản phẩm sữa non cho người bị tiểu đường cao cấp và uy tín chất lượng số 1 hiệ nay trên thị trường. Nếu đã có nguy cơ về bệnh tiểu đường, thì bạn hãy kiểm soát chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm theo lời khuyên của Bác Sĩ và sử dụng sản phẩm sữa tiểu đường Diasure để giúp cung cấp đủ dinh dưỡng, ổn định đường huyết và huyết áp nhé. Hãy liên hệ với Diasure nếu bạn cần tư vấn về căn bệnh tiểu đường nhé.
CÔNG TY TNHH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ DIAMOND VIỆT NAM
- Mã số thuế: 0109177975
- Website: www.diasure.vn
- Hotline: 1900 9216
- Địa chỉ: Số 2, Ngõ 112 đường Nam Dư, P.Lĩnh Nam, Q. Hoàng Mai, Hà Nội