Nội dung
ToggleTiểu đường uống nước dừa được không?
Nước dừa vốn là thức uống rất được ưa chuộng bởi nó mang lại vô số giá trị sức khỏe đáng quý như chống mất nước, làm đẹp da, hỗ trợ tiêu hóa… Tuy vậy, vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề người tiểu đường uống nước dừa được không?
Dù mang lại nhiều giá trị sức khoẻ nhưng do vị ngọt trong nước dừa nên không ngạc nhiên khi nhiều người thắc mắc “tiểu đường uống nước dừa được không?”.
Tùy thuộc từng loại dừa, từng khu vực trồng cũng như từng quả dừa khác nhau mà thành phần dinh dưỡng trong nước dừa cũng thay đổi. Ước tính trong 100ml nước dừa chứa khoảng:
-
3 – 4 g đường bột.
-
0,5 – 1 g Protein.
-
Dưới 0,5g chất béo.
-
Nhiều muối khoáng, canxi, kali và chloride.
Có thể thấy, hàm lượng chất đường bột trong nước dừa rất thấp, nước dừa phù hợp với người bị tiểu đường.
Như vậy, với câu hỏi tiểu đường có uống được nước dừa không? Câu trả lời là có.Nước uống này có rất nhiều công dụng tốt như sau:
-
Giúp giảm đường huyết: Nước dừa giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhờ có chứa hàm lượng cao Kali, mangan, magie, vitamin C, L – arginine. Những chất có khả năng cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin.
-
Ngăn ngừa các biến chứng do tiểu đường: theo một số nghiên cứu, nước dừa có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng stress oxy hóa, từ đó hạn chế các biến chứng nguy hiểm ở tim mạch, thần kinh, thận…
-
Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Uống nước dừa thường xuyên có tác dụng giảm cholesterol, mỡ gan và chất béo trung tính có trong máu. Bên cạnh đó, nước dừa cũng giúp kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
-
Những người bệnh tiểu đường kèm theo thừa cân béo phì thì thức uống này còn giúp giảm cân tốt, an toàn. Uống nước dừa chứa rất ít chất béo và calo, hơn nữa tạo cảm giác do khiến bạn ăn ít hơn, từ đó kiểm soát cân nặng hiệu quả. Kiểm soát cân nặng cũng giúp người bệnh tiểu đường có cơ địa béo phì điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi uống nước dừa
Nước dừa mang tới một số lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường. Nhưng người bệnh vẫn cần lưu ý là trong nước dừa ít nhiều vẫn có chứa đường và các chuyên gia đã khuyên người có lượng đường huyết trong máu cao nên hạn chế, không uống quá nhiều nước dừa
Những lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi uống nước dừa
-
Uống nước dừa nguyên chất, không pha thêm đường, không sử dụng nước dừa đóng lon có chất tạo ngọt.
-
Không ăn cùi dừa vì trong cùi dừa có chứa nhiều chất béo bão hòa, làm tăng nguy cơ biến chứng cho người bị đái tháo đường.
-
Uống nước dừa đúng thời điểm, nên uống vào buổi chiều để tăng cường miễn dịch, cải thiện tình trạng sức khỏe tim mạch. Không uống nước dừa sau 7 giờ tối vì dễ gây khó tiêu
-
Bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ, thấp khớp, thận mạn tính thì không nên uống nước dừa.
-
Dừa già sẽ tốt cho bệnh nhân tiểu đường hơn là trái dừa non.
-
Chỉ nên uống 250ml nước dừa mỗi ngày và chia thành hai lần uống, không nên lạm dụng uống quá nhiều.
Các thực phẩm dinh dưỡng khác cần bổ sung
Ngoài nước dừa, bệnh tiểu đường cần bổ sung thêm các loại thực phẩm sau để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả nhất:
-
Trái cây ít đường: Trong trái cây có chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất tự nhiên giúp lượng đường được cân bằng ở mức ổn định. Các loại trái cây người bệnh tiểu đường nên ăn là táo, bưởi, cam, ổi, dâu tây…
-
Sữa tiểu đường: sữa tiểu đường có chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng lớn giúp người bệnh có thể bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đồng thời hỗ trợ hạ đường huyết rất hiệu quả. Người bệnh cần lựa chọn sản phẩm sữa tiểu đường phù hợp. Hiện nay, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên lựa chọn những loại sữa có thành phần sữa non, đặc biệt là dòng sữa non tiểu đường Diasure rất phù hợp với khẩu vị và thể trạng người Việt.
-
Rau xanh: Đây là nguồn vitamin, chất xơ, khoáng chất, chất chống oxy hóa rất tốt cho người mắc đái tháo đường. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên ăn các loại rau củ tươi như bông cải xanh, cải xoong, củ cải, rau bina…
-
Thịt nạc: Thịt nạc là thực phẩm có chứa đạm dễ hấp thu, giúp người bệnh cải thiện lượng đường trong máu, đồng thời ngăn ngừa được bệnh ung thư.
-
Các loại cá: Cá có tác dụng làm giảm các cholesterol có hại và tăng cholesterol có lợi cho cơ thể. Người bệnh nên ăn cá mỗi ngày để có một sức khỏe tốt hơn.
-
Chất béo lành mạnh: Có chất béo có nguồn gốc tự nhiên như dầu oliu, dầu mè, đậu phộng, óc chó… sẽ giúp cơ thể lưu thông máu dễ dàng hơn, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao, đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
-
Các loại hạt: Một số loại hạt như hạt chia, hạt hạnh nhân, óc chó, macca, yến mạch, hạt é, hạt vừng, hạt bí… cũng là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh tiểu đường.
Như vậy, bài viết đã giải đáp tiểu đường uống được nước dừa không, tiểu đường nên ăn gì. Hãy ghi nhớ những lưu ý trên để có một sức khỏe thật tốt, kiểm soát được lượng đường trong máu đồng thời ngăn ngừa những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
CÔNG TY TNHH IRON SPIRIT
- Mã số thuế: 0109422948
- Website: https://diasure.vn
- Hotline: 1900 9216
- Địa chỉ:Tầng 4, Tòa T1 Time Tower, 35 Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.