Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe mẹ và bé?

Tiểu đường thai kỳ hay tình trạng thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose trước khi mang thai cần đặc biệt quan tâm điều gì để phòng tránh nguy cơ biến chứng là điều mà rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi theo thống kê cho thấy, nguy cơ lưu thai ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cao gấp 2.2 lần so với những phụ nữ bình thường.

Tiểu đường thai kỳ

Chắc hẳn những ai bị tiểu đường thai kỳ đều lo sợ về những biến chứng mà căn bệnh này tác động đến sức khỏe mẹ và bé. Nếu không điều chỉnh kịp thời và đúng cách, mẹ và bé có thể gặp phải một số biến chứng sau đây:

Tiểu đường thai kỳ Tác động đến sức khỏe thai phụ

  • Suy thai, sẩy thai
  • Quá nhiều nước ối
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Sinh non
  • Hội chứng cao huyết áp ở thai phụ

Tiểu đường thai kỳ Biến chứng ở thai nhi

  • Thai nhi phát triển quá mức (thai khổng lồ)
  • Rối loạn chức năng thai nhi
  • Bệnh cơ tim

Tiểu đường thai kỳ Tác động đến sức khỏe trẻ sơ sinh

  • Hội chứng suy hô hấp, khó thở
  • Trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết
  • Dị tật bẩm sinh

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng tới thai nhi

Không giống với phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai, tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dù là trường hợp nào, thai phụ vẫn cần thật cẩn thận trong chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi.

Làm cách nào để giảm thiểu nguy cơ biến chứng khi mắc tiểu đường thai kỳ ?

Phương pháp kích thích chuyển dạ hoặc sinh mổ

Có một giải pháp được đặt ra nhằm giảm thiểu 2 nguy cơ biến chứng nêu trên đó là “ kích thích chuyển dạ hoặc sinh mổ ở 3 tuần trước giai đoạn sinh phù hợp để tránh chết thai”. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích trong trường hợp thai nhi phát triển quá to hoặc LAG.

Phương pháp tự đo đường huyết (SMBG)

Hiện nay việc đẩy mạnh kiểm soát đường huyết nhờ sự phát triển quản lý sản khoa cùng với sự phổ biến của thiết bị theo dõi nhịp tim thai nhi những năm 1970 và sự xuất hiện của phương pháp tự đo đường huyết (self-monitoring of blood glucose; SMBG) đã giúp cải thiện vấn đề nan giải này.

Tiểu đường thai kỳ

Sự xuất hiện của SMBG góp phần giúp thai phụ bị tiểu đường trước khi mang thai có thể kiểm soát chặt chẽ đường huyết gần giống với mức đường huyết của phụ nữ mang thai bình thường. Đồng thời, phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm như chết thai, dị tật phổi và hạn chế tỷ lệ tử vong chu sinh.

Mặt khác, sự phổ biến của thiết bị theo dõi nhịp tim thai nhi giúp thai phụ có thể chẩn đoán sớm tình trạng thiếu oxy và nhiễm toan ở thai nhi để tránh tình trạng thai nhi chết non không rõ nguyên nhân.

Phương pháp siêu âm thai nhi

Phương pháp siêu âm thai nhi phổ biến vào những năm 1980 đã góp phần giúp dự đoán tình trạng thai nhi phát triển quá mức và phòng ngừa nguy cơ khó sinh do kẹt vai. Hơn nữa, những thành tựu trên cùng với sự tiến bộ của điều trị y tế về trẻ sơ sinh đã góp phần giải quyết được vấn đề về thời điểm sinh để tránh tình trạng thai nhi chết non và RDS.

Tuy vậy, trong phân tích sử dụng cơ sở dữ liệu của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, nguy cơ thai chết lưu ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai cao gấp 2.2 lần so với phụ nữ mang thai không bị tiểu đường. Đặc biệt nguy cơ thai nhi phát triển quá mức là cao gấp 3 lần.

Hơn nữa, bệnh tiểu đường thai kỳ dù có kiểm soát đường huyết tốt và tiến hành theo dõi kỹ thai nhi trước khi sinh, nguy cơ chết thai vẫn cao gấp 1.6 lần so với phụ nữ mang thai nói chung.

Vì vậy, cho đến nay, tình trạng thai nhi chết non không rõ nguyên nhân vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn. Việc xác định thời điểm sinh đối với thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose vẫn là một vấn đề thai phụ cần cân nhắc thận trọng.

Nên quản lý kế hoạch sinh như thế nào?

Tỷ lệ sinh mổ ở những người bị tiểu đường thai kỳ theo báo cáo tại Hoa Kỳ là 50~80%. Tỷ lệ này dự báo sẽ còn tiếp tục tăng lên trong suốt 30 năm tới. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các tình trạng béo phì ở nhiều thai phụ, thai nhi phát triển quá mức làm suy giảm chức năng thai hoặc hội chứng cao huyết áp thai kỳ…

Ngoài ra, tỷ lệ sinh mổ trong lần sinh đầu tiên cao sẽ dẫn đến sự lặp lại trong lần sinh tiếp theo. Vì thế, cần có kế hoạch sinh rõ ràng (quản lý tích cực) để tránh tình trạng sinh mổ trong lần mang thai đầu tiên.

Tiểu đường thai kỳ

Áp dụng phương pháp quản lý kế hoạch sinh phù hợp

Phương pháp quản lý tích cực là cố gắng sinh theo kế hoạch vào đúng giai đoạn sinh phù hợp. Nếu thai phụ đợi chuyển dạ tự nhiên rồi mới sinh thì rất có thể dẫn đến thai nhi quá to và làm tăng nguy cơ sinh khó do kẹt vai, sinh mổ.

Hơn nữa trong thời gian thai phụ bị tiểu đường chờ chuyển dạ tự nhiên, nếu kiểm soát đường huyết không tốt có thể gây những ảnh hưởng xấu đến thai nhi (gồm cả nguy cơ tử vong thai nhi) nên cần chú ý.

Có nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng thời điểm sinh phù hợp có kế hoạch là giai đoạn thai nhi được 37~39 tuần. Trái ngược với quản lý tích cực, quản lý theo mong muốn (expectant management) sẽ làm tăng tỷ lệ sinh mổ do sinh khi cổ tử cung chưa giãn nở và tăng nguy cơ RDS.

Thời điểm sinh đối với thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose

ACOG khuyến khích thai phụ quản lý theo mong muốn cho đến thời điểm dự định sinh nếu kiểm soát đường huyết tốt. Đồng thời, không có bất thường trong đánh giá thai nhi và không có biến chứng khi xem xét việc sinh.

Nếu việc kiểm soát đường huyết được thực hiện tốt, ngay cả khi thai phụ cần điều trị bằng insulin cũng không có nhiều trường hợp cần sinh con dưới 39 tuần và giống như thai phụ mang thai khi đã bị bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu, 39 tuần là thời điểm sinh phù hợp của phụ nữ bị GDM. Tuy nhiên điều này vẫn chưa có bằng chứng cụ thể làm sáng tỏ.

Gần đây, có nhiều báo cáo chỉ ra rằng tần suất trẻ sinh ở tuần 37~38 thai kỳ (early term birth- ETB) bị biến chứng sơ sinh cao hơn so với trẻ sinh sau 39 tuần thai. Viện Sức Khỏe Trẻ Em và Phát Triển Con Người Quốc Gia Hoa Kỳ (NICHHD) và Hiệp hội Y học bà mẹ thai nhi Hoa Kỳ đã tổ chức một Hội thảo chung về thời điểm sinh của ETB và late preterm birth (LPTB) vào tháng 2 năm 2011 và kiểm tra thời điểm sinh của ETB hoặc LPTB trong các tình huống lâm sàng sản khoa khác nhau.

Bảng: Hướng dẫn về thời điểm sinh đối với thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose

Tình trạng kiểm soát đường huyết Thời điểm sinh thích hợp (mức độ khuyến khích)
Tiểu đường trước khi mang thai

(Pregestational diabetes)

Kiểm soát tốt Không khuyến khích cả LPTB và ETB (B)
Bệnh về mạch máu 37~39 tuần (B)
Kiểm soát không tốt 34~39 tuần

Tùy theo tình trạng từng thai phụ (B)

Tiểu đường thai kỳ

(Gestational diabetes)

Kiểm soát tốt chỉ bằng chế độ ăn uống Không khuyến khích cả LPTB và ETB (B)
Kiểm soát tốt bằng thuốc Không khuyến khích cả LPTB và ETB (B)
Kiểm soát không tốt 34~39 tuần

Tùy theo tình trạng từng thai phụ (B)

Cơ sở cho những thời điểm này vẫn chưa rõ ràng và tất cả các mức độ khuyến khích là B (bằng chứng hạn chế hoặc chưa nhất quán).

Sự phổ biến của quan niệm 39~40 tuần là thời điểm sinh với những biến chứng chu sinh ít nhất ở trẻ sơ sinh cũng ảnh hưởng đến quan điểm về thời điểm sinh của thai phụ bị rối loạn dung nạp glucose và phương pháp quản lý theo mong muốn cho đến ngày dự định sinh có xu hướng được khuyến khích áp dụng.

Tuy nhiên vẫn còn rất ít bằng chứng để xác định liệu 39~40 tuần thai kỳ có phải là thời điểm sinh tối ưu ở thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose có kiểm soát đường huyết tốt hay không.

Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose

Tổng kết

Tóm lại, việc mang thai sau 40 tuần đối với thai phụ có rối loạn chuyển hóa glucose sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Ở thai phụ bị tiểu đường từ trước khi mang thai, nếu xuất hiện sự giãn nở cổ tử cung thì có thể sinh con ở tuần 39 của thai kỳ.

Trường hợp thai phụ không có sự giãn nở cổ tử cung, nếu không có nguy cơ như xuất hiện các biến chứng tiểu đường ở mẹ, bé và những bất thường giai đoạn chu sinh bằng việc kiểm soát đường huyết tốt thì có thể kích thích chuyển dạ ở tuần 40 thai kỳ.

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cũng tương tự như thai phụ bị tiểu đường trước khi mang thai, tuy nhiên trong trường hợp thai phụ kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thai kỳ bằng chế độ ăn uống, có thể lựa chọn duy trì kiểm soát đến lúc xuất hiện cơn đau chuyển dạ tự nhiên.

Diasure là thương hiệu sữa non dành cho người tiểu đường cao cấp được các chuyên gia tại Việt Nam khuyên dùng. Sử dụng sữa tiểu đường Diasure sẽ giúp người bị bệnh có nguồn dinh dưỡng dồi dào, ổn định và cân bằng đường huyết, huyết áp hiệu quả.

Nếu mẹ bầu đang cần tư vấn về bệnh tiểu đường thai kỳ, hãy liên hệ ngay với Diasure để được các chuyên gia tư vấn nhé :

CÔNG TY TNHH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ DIAMOND VIỆT NAM

  • Mã số thuế: 0109177975
  • Website: https://diasure.vn
  • Hotline: 1900 9216
  • Địa chỉ: Số 2, Ngõ 112 đường Nam Dư, P.Lĩnh Nam, Q. Hoàng Mai, Hà Nội

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *