Nội dung
ToggleTiểu đường thai kỳ có hết không và những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đối với các sản phụ. Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ bầu và cả thai nhi. Vậy, câu hỏi đặt ra rằng: Tiểu đường thai kỳ có hết không? Hãy cùng giải đáp cùng các chuyên gia để hiểu rõ hơn nhé!
Tiểu đường thai kỳ được hiểu như thế nào?
Bệnh tiểu đường ( hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường) là hiện trạng trong máu tồn tại quá nhiều đường (glucose) và không được sử dụng làm năng lượng. Và khi lượng đường trong máu quá cao sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe như tăng/giảm huyết áp đột ngột,… Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường lần đầu tiên, hiện trạng này được gọi là đái tháo đường thai kỳ (tiểu đường thai kỳ).
Sản phụ mắc tiểu đường ở thời kỳ mang thai nên được điều trị cũng như chăm sóc đặc biệt để không gây nguy hiểm đến cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đối với sản phụ và thai nhi
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ tới : Thai nhi
Tiểu đường thai kỳ bắt đầu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thai nhi được chẩn đoán bắt đầu vào giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Giai đoạn thứ nhất, thai nhi có thể sẽ không phát triển hoặc bị sảy thai không có lý do, dị tật,… Giai đoạn thứ hai có tình trạng tăng tiết insulin của thai nhi và khiến cho thai nhi phát triển quá mức
Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi nếu không kiểm soát được lượng đường ở mức an toàn. Cụ thể, thai nhi có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng sau:
-
Bệnh vàng da sau sinh: sự ảnh hưởng tăng hủy của hemoglobin dẫn đến tăng hàm lượng bilirubin huyết tương dẫn đến gây vàng da cho trẻ mới sinh. Tỉ lệ phần trăm xảy ra bệnh vàng da ở giai đoạn tiểu đường thai kỳ chỉ chiếm khoảng 25%
-
Bệnh lý đường hô hấp (khó hô hấp): Hội chứng khó hô hấp được coi là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ sơ sinh vào thời điểm trước đây và chiếm 30% ở sản phụ mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, hiện nay đã giảm xuống chỉ còn khoảng 10% nhờ có các công nghệ, phương tiện hiện đại như đánh giá sự phát triển ở thai nhi
-
Hạ glucose huyết tương, Các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân chủ yếu đó là do lá gan của thai nhi đáp ứng kém đối với glucagon – khiến gây giảm tân tạo glucose từ gan. Về biến chứng này chiếm 15-25% ở các thai phụ mắc bệnh tiểu đường
-
Khả năng chấn thương sau sinh rất cao
-
Thai chết lưu
-
Tăng trưởng quá mức: tình trạng thai thi phát triển quá mức bình thường là do lượng đường từ mẹ vận chuyển vào thai nhi đến thừa thãi. Lượng đường quá nhiều dẫn đến kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin và làm tăng việc kích thích thai nhi phát triển
-
Tử vong sau sinh
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ tới : Sản phụ
Khi mức đường trong máu của thai nhi vượt quá chỉ số an toàn sẽ gây ra hiện trạng thai nhi bị thừa cân và gây ra nhiều các biến chứng cho sản phụ như
-
Sinh non
-
Tỉ lệ thai chết lưu cao
-
Sảy thai
-
Nhiễm trùng tiết niệu
-
Huyết áp cao
-
Tiền sản giật, Sản giật
-
Ảnh hưởng về sau
Tiểu đường thai kỳ có hết không ?
Câu trả lời về: “Tiểu đường thai kỳ có hết hay không?” đó là “CÓ”. Tuy nhiên, nếu sản phụ không thể kiểm soát lượng đường huyết tốt thì sẽ có khả năng cao mắc lại bệnh đái tháo đường trong những lần mang thai tiếp theo.
Việc không phát hiện ra bệnh vì không xuất hiện nhiều triệu chứng hoặc bệnh tình nhẹ sẽ rất nguy hiểm khi bệnh càng ngày càng phát triển và nặng hơn. Do đó, bệnh sẽ không thể tự hết sau khi sinh mà có thể bệnh tiểu đường còn sống chung cả đời với bệnh nhân
Cách kiểm soát lượng đường huyết tốt nhất dành cho sản phụ
Các bí quyết để giúp cho sản phụ có thể quản lý chặt chẽ lượng đường huyết trong cơ thể
-
Khám thai định kỳ để có thể theo dõi thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của mẹ bầu được thường xuyên hơn
-
Sử dụng các thiết bị đo lượng đường huyết để có thể kiểm soát tốt hơn lượng đường hiện tại trong máu của người bệnh
-
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết như chất xơ, vitamin, rau củ, trái cây ít đường, sắt,…
-
Theo dõi cân nặng thường xuyên
-
Ăn đủ 3 bữa chính trong một ngày cùng thêm 2-3 bữa phụ
-
Cung cấp các thực phẩm ít đường, lành mạnh dành cho cơ thể của mẹ bầu
-
Hạn chế sử dụng bánh ngọt, kẹo ngọt, nước ngọt, rượu, bia,….
-
Tập thể dục đều đặn thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu có một cơ thể dẻo dai, sức khỏe tốt cũng như giữ ổn định lượng đường huyết. Nên tập những bài có cường độ nhẹ nhàng và thời gian tập mỗi ngày là 30-45 phút
-
Sử dụng thuốc insulin: loại thuốc được các y bác sĩ khuyên dùng để giúp sản phụ kiểm soát lượng đường trong máu và đặc biệt không ảnh hưởng đến thai nhi
Tiểu đường thai kỳ có hết không? Câu hỏi được nhiều sản phụ quan tâm và lo lắng. Tuy nhiên, nếu giữ được chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện mỗi ngày thì thai nhi sẽ được phát triển mạnh khỏe và mẹ bầu cũng có thể hết bệnh sau khi sinh
Giải mã sữa non tiểu đường hot nhất hiện nay – Sữa non tiểu đường Diasure
Trong khoảng thời gian gần đây, Diasure là một trong những lựa chọn hàng đầu của những bệnh nhân tiểu đường gặp vấn đề khó khăn trong chế độ kiêng khem hàng ngày. Vậy sản phẩm này có những công dụng đặc biệt gì?
- Cung cấp năng lượng, thay thế bữa sáng, bữa phụ trong ngày.
- Nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Hỗ trợ hạ và kiểm soát đường huyết ở mức an toàn.
- Hỗ trợ trong điều trị bệnh tiểu đường, giúp người bệnh hạn chế việc sử dụng thuốc tây hay tiêm insulin.
- Giúp người bệnh cải thiện giấc ngủ, cải thiện thị giác, giảm triệu chứng tiểu nhiều, tiểu đêm, tay chân tê bì, nhức mỏi.
Sữa Diasure là một sản phẩm chất lượng và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người tiểu đường sống vui, sống khỏe với bệnh trong thời gian dài. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên kết hợp sử dụng Diasure mỗi ngày cùng với chế độ ăn uống lành mạnh, vận động nhẹ nhàng cũng như sử dụng thuốc tây y bạn nhé!