Lượng cơm cho người tiểu đường

Lượng cơm phù hợp được chuyên gia khuyên dùng cho người bị bệnh tiểu đường

Cơm là 1 thực phẩm thiết yếu trong mỗi gia đình tại Việt Nam, nó có thể bổ sung cho cơ thể ta rất nhiều chất dinh dưỡng như calories, canxi, protein,… để duy trì cho cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng cao. Vậy người mắc bệnh có nên ăn cơm không và nếu có thì lượng cơm cho người tiểu đường là bao nhiêu?

Theo như một tạp chí mang tên Neurology, họ đã chứng minh rằng căn bệnh tiểu đường là một căn bệnh gây nguy hại đến tim mạch của người mắc, đồng thời cũng giảm sự nhận thức của họ đi một cách đáng kể. Tuy nhiên, dù là mắc căn bệnh nào, chúng ta cũng đều phải nạp vào một lượng cơm nhất định để duy trì những dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể xác định lượng cơm cho người tiểu đường nhé!

  1. Lượng cơm cho người tiểu đường bao nhiêu là đủ?

Cơm trắng chứa một hàm lượng Carbohydrate vô cùng lớn, đó là một phần dinh dưỡng rất quan trọng để cung cấp cho con người. Đối với người tiểu đường, bạn vẫn có thể ăn cơm trắng nhưng là một lượng đủ và ăn uống hợp lý.

Một ngày bạn có thể chia ra 3 bữa ăn chính và thêm 2 đến 3  bữa phụ, tránh ăn quá no trong một bữa sẽ ảnh hưởng đến bệnh tình. Hãy đặt ra liều lượng của bữa ăn chính trong khoảng 50-60gr tinh bột sẽ tương đương với một bát cơm vơi, bạn cũng có thể ăn bổ sung thêm các chất khác có lợi cho sức khỏe như thịt, cá,..

Hoặc thay vì bổ sung 1 lượng Carbohydrate lớn trong cơm trắng, bạn có thể thay thế bằng những lượng nhỏ hơn trong các loại rau, hoa quả, đậu, sữa  các loại mầm, ngũ cốc. Chẳng hạn như quả ổi, bưởi, dưa hấu, rau dền, súp lơ, bắp cải …. vừa có thể duy trì chế độ ăn hợp lý lại vừa có thể giảm lượng đường của người bị bệnh.

Như vậy, người bệnh nên ăn cơm, bổ sung nhiều các thực phẩm giúp giảm đường huyết và luôn phải xác định kỹ lưỡng lượng cơm cho người tiểu đường.

Lượng cơm cho người tiểu đường

  1. Người tiểu đường nên ăn cơm gạo lứt không?

Theo sự phân tích chứng minh của các nhà giám định, họ đã khẳng định rất rõ ràng trong 100gr gạo lứt chỉ có 110,9Kcal, còn 100gr gạo trắng thì lại chứa 130Kcal.

Sự chênh lệch đáng kể cho thấy gạo lứt rất tốt cho những người tiểu đường và những người muốn giảm cân. Đặc biệt chất xơ trong gạo lứt cao gấp hai lần gạo trắng, giúp giảm lượng cholesterol đáng kể và điều hòa lượng đường huyết, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe những người mắc bệnh tiểu đường cũng như với người thường.

Hiện nay thị trường cũng xuất hiện rất nhiều những thực phẩm như bánh gạo chay, bỏng gạo,… quảng cáo rằng rất tốt cho người tiểu đường. Tuy nhiên, vẫn nên hạn chế vì thực chất trong đó lại chứa lượng đường khá cao, khiến cho người bệnh khó lường kiểm soát được đường huyết của mình.

Lượng cơm cho người tiểu đường

Gợi ý cách nấu cơm và thức ăn làm sao cho không nhàm chán với bữa ăn!

Bên cạnh gạo lứt bạn cũng có thể thay thế bằng những loại ngũ cốc như yến mạch, diêm mạch (Quinoa), kiều mạch, …. Đa dạng hóa món ăn sẽ giúp vị giác không bị nhàm chán.

Đối với gạo lứt, thời gian để chín sẽ lâu hơn so với gạo trắng từ 15-20p, lượng nước để nấu cũng nhiều hơn một chút. Tuy nhiên ăn gạo lứt không hề khó ăn như mọi người nghĩ, bạn vẫn có thể kết hợp gạo lứt với các món ăn bình thường trong mâm cơm hàng ngày như cá chiên, đậu hũ sốt cà chua, thịt nạc luộc, rau xanh,…. Ngoài ra bạn có thể kết hợp cơm gạo lứt với ức gà theo cách chế biến dưới đây sẽ giúp bạn có một phần cơm dậy vị và đậm đà hơn:

  • Tẩm ướp ức gà ( một miếng nhỏ khoảng 40-50gr) với một chút tiêu xay, vài hạt muối trong 15 phút.
  • Bắc chảo với 1 chút dầu thực vật, chiên vàng 2 mặt.

Chỉ với 2 bước, bạn đã có một lượng cơm cho người tiểu đường vừa thích hợp vừa nấu dễ dàng

Lượng cơm cho người tiểu đường

Món ăn thay cơm cho người tiểu đường

Để thay đổi lượng cơm dành cho người tiểu đường mà vẫn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, hãy thử nấu theo một vài món dưới đây:

  • Bắp cải và súp lơ luộc (có thể thay thế rau dền, cải bó xôi,….)
  • Chuẩn bị một quả bắp cải vừa và một cây súp lơ
  • Sơ chế sạch và đem đi luộc hoặc xào theo sở thích
  • Trong lúc nấu hãy cho thêm 1 chút muối để có vị mặn vừa phải, không nên cho quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến đường huyết của người bệnh
  • Yến mạch và sữa tươi không đường
  • Cho một lượng yến mạch vừa đủ vào bát lớn
  • Đổ sữa tươi không đường vào bát và cho vào lò vi sóng 2 phút.

Bên cạnh việc ăn cơm, bạn cũng có thể thay thế 1 bữa cơm bằng 1 cốc sữa dành cho người tiểu đường 200-250ml, vì trong sữa có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Và cũng có thể giúp cho vị giác của người bệnh không bị nhàm chán. Và hiện nay, trên thị trường Việt Nam, Sữa non dành cho người tiểu đường Diasure là loại sữa cao cấp , cung cấp dinh dưỡng dồi dào và làm ổn định đường huyết cũng như huyết áp tốt nhất hiện nay.

Lượng cơm cho người tiểu đường

Các món ăn trên là những lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường, giúp làm giảm lượng đường trong máu và huyết áp. Ngoài ra bạn cũng thể bổ sung thêm Sữa non tiểu đường Diasure, đây là một sản phẩm phổ biến và có tác dụng bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, hỗ trợ hạ đường huyết, đồng thời ngăn chặn biến chứng tiểu đường.

Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm. Hãy xây dựng lối sống lành mạnh, thiết lập thực đơn cùng một lượng cơm cho người tiểu đường phù hợp để có sức khỏe tốt nhất bạn nhé!!!

CÔNG TY TNHH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ DIAMOND VIỆT NAM

  • Mã số thuế: 0109177975
  • Website: www.diasure.vn
  • Hotline: 1900 9216
  • Địa chỉ: Số 2, Ngõ 112 đường Nam Dư, P.Lĩnh Nam, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
Shopping cart

Điều khoản dịch vụ