Các nhà nghiên cứu trên đã tiến hành so sánh khi uống sữa giàu protein vào bữa sáng và khi chỉ uống nước vào bữa sáng, kết quả cho thấy sữa giúp hạn chế sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn, kiểm soát bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Nội dung
Toggle1. Kiểm soát sự gia tăng của lượng đường trong máu sau bữa ăn
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc lên thực đơn hằng ngày trong đó có bữa sáng là vô cùng quan trọng. Nếu sắp xếp được chế độ ăn hợp lý thì việc cải thiện việc kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 là hoàn toàn có thể.
Nghiên cứu đã điều tra sự thay đổi đường huyết trong trường hợp bệnh nhân đã uống sữa có hàm lượng protein cao vào bữa sáng và cảm giác hài lòng của bệnh nhân sau bữa sáng, sau bữa trưa.
Kiểm soát sự gia tăng của lượng đường trong máu sau bữa ăn là quan trọng
Họ so sánh việc uống sữa giàu protein với ăn ngũ cốc vào bữa sáng và uống nước bình thường. Kết quả là sữa giúp hạn chế sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn. Người ta cho rằng nếu hấp thụ protein vào bữa ăn sáng, sẽ tạo “Second meal effects” và hạn chế sự thèm ăn sau bữa trưa.
Lý giải về “Second meal effects”, các nhà khoa học nói rằng đây là hiện tượng bữa ăn đầu tiên (first meal) cũng gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau bữa ăn tiếp theo (second meal).
Nếu chọn ăn các loại thực phẩm đường và giàu chất xơ vào bữa sáng không chỉ hạn chế sự tăng đường huyết sau bữa ăn mà còn có tác dụng ức chế sự gia tăng lượng đường trong máu ngay cả sau bữa trưa. Người ta cho rằng thực đơn bữa sáng ảnh hưởng đến kiểm soát lượng đường trong máu của 1 ngày.
2. Khả năng làm chậm sự hấp thụ carbohydrate của sữa
Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh chuyển hóa như bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Vì vậy quan trọng nhất là cải thiện chế độ ăn uống để kiểm soát bệnh tiểu đường và béo phì.
Các nhà nghiên cứu làm một cuộc khảo sát ở 32 người cả nam, nữ ở độ tuổi trung bình 23 và có chỉ số BMI trung bình (chỉ số khối cơ thể) là 22. Họ so sánh trường hợp uống sữa có hàm lượng protein cao với trường hợp chỉ uống nước khi ăn ngũ cốc giàu carbohydrate.
Sữa có 2 thành phần protein là casein” và “whey protein” (đạm váng sữa). Trong đó, Casein từ từ hấp thụ vào cơ thể, whey protein được hấp thụ nhanh chóng. Casein và whey protein là “thành phần chức năng”. Sự hấp thụ các protein này giúp làm chậm sự hấp thụ carbohydrate. Ức chế việc tiết ra ghrelin thúc đẩy sự thèm ăn, đẩy mạnh việc tiết hormon ức chế sự thèm ăn và dễ cảm thấy no bụng.
Nên bổ sung sữa vào bữa ăn để tăng cường sức khỏe
3. Lượng sữa cần bổ sung
Lượng sữa mà những đối tượng tham gia nghiên cứu tại Đại học Guelph uống là 250mL (1 ly) với lượng calo khoảng 165 kcal. Giáo sư Goff cho rằng: “Việc bổ sung sữa vào bữa ăn sáng là cách cải thiện bữa ăn đơn giản nhất”.
Giáo sư Goff đưa ra lời khuyên rằng, các nghiên cứu đã xác nhận rằng nếu uống sữa vào bữa sáng, sẽ làm chậm quá trình hấp thụ đồng thời carbohydrate và có thể ức chế sự gia tăng lượng đường trong máu.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì thường có xu hướng bị tăng lượng đường trong máu sau khi ăn uống. Đối với những người này, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng điều quan trọng là phải ăn sáng lành mạnh và nhất định nên bổ sung sữa vào bữa sáng.
Xem thêm:
4. Kiểm soát tiểu đường bằng thức uống dinh dưỡng Diasure
Thức uống dinh dưỡng Diasure có thành phần chính là sữa non từ bò được nhập khẩu 100% từ NewZealand. Nhờ các kháng thể IgG tự nhiên có trong sữa non có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho người bệnh, ngăn ngừa các nguy cơ gây biến chứng bệnh tiểu đường.
Điểm đặc biệt nhất Diasure là sản phẩm sữa non cho người bệnh tiểu đường đầu tiên tại Việt Nam, được nghiên cứu theo đúng khẩu vị và thể trạng người Việt. Có thể nói, thức uống dinh dưỡng Diasure chính là thực phẩm “vàng” giúp bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường hiện nay.
Nhờ những ưu điểm vượt trội nên ngay từ khi ra mắt, Diasure luôn được đông đảo cộng đồng người bệnh tiểu đường đón nhận và sử dụng. Sản phẩm hứa hẹn sẽ giải quyết những khó khăn mà người bệnh đang gặp phải trong quá trình chung sống với bệnh tiểu đường.