Đau nhức khớp bả vai là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi trung niên và cao tuổi. Cơn đau nhức khó chịu này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ra nhiều phiền toái, cản trở các hoạt động yêu thích. Nguyên nhân gây đau vai có thể rất đa dạng, từ những tổn thương nhẹ, viêm nhẹ đến các bệnh lý nghiêm trọng.
Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức hữu ích về đau nhức khớp bả vai, bao gồm nguyên nhân, phương pháp điều trị, các mẹo giảm đau tại nhà và cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ giải đáp các câu hỏi thường gặp về đau vai, giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề sức khỏe này.
Nội dung
Toggle1. Đau nhức khớp bả vai là dấu hiệu của bệnh gì – giải đáp chi tiết nhất
Đau khớp bả vai là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, cả về chấn thương khi sinh hoạt, vận động lẫn các vấn đề bệnh lý. Để xác định chính xác nguyên nhân, bạn cần chú ý đến triệu chứng và tiến hành thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán. Thông thường, hiện tượng đau nhức khớp bả vai thường là dấu hiệu phản ánh các vấn đề sau đây:
1.1. Viêm bao khớp vai (viêm gai)
Viêm bao khớp vai, hay còn gọi là viêm gai, là tình trạng viêm của bao khớp vai – bao quanh đầu xương cánh tay, gây đau nhức và hạn chế cử động vai. Trong trường hợp này, người bị đau vài thường cảm thấy đau nhức ê ẩm và tăng mạnh về đêm hoặc khi xoay vai, nâng tay lên cao, khó cử động vai và cánh tay.
- Viêm bao khớp vai gây nhiêu đau đớn
1.2. Thoái hóa khớp vai
Thoái hóa khớp vai xảy ra khi sụn khớp vai bị bào mòn, gây đau, cứng khớp và hạn chế vận động. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, tuy nhiên những người trẻ tuổi cũng có thể bị thoái hóa do chấn thương hoặc hoạt động quá sức. Các triệu chứng điển hình khi bị thoái hóa là tình trạng đau nhức âm ỉ, cứng khớp vai, khớp vai phát ra tiếng kêu lóc cóc khi cử động.
Thoái hóa khớp vai có thể đến do các nguyên nhân:
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi, sụn khớp càng dễ bị bào mòn.
- Chấn thương: Vết thương do tai nạn, té ngã có thể làm tổn thương sụn khớp, dẫn đến thoái hóa sớm.
- Hoạt động quá mức: Lao động nặng nhọc, sử dụng vai nhiều có thể gây bào mòn sụn khớp nhanh hơn.
- Di truyền: Một số người có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp do yếu tố di truyền trong gia đình, dòng họ.
1.3. Rách dây chằng vai
Nguyên nhân chính thứ ba mà bạn có thể nghĩ đến là rách dây chằng vai. Đây là tình trạng các dây chằng giữ cho khớp vai ổn định bị đứt, thường do chấn thương, tai nạn hoặc hoạt động quá mức. Biển hiện của rách dây chằng vai thể hiện ở cơn đau dữ dội ngay lập tức sau khi chấn thương xảy ra, sưng nề vùng vai, khó cử động và nghe tiếng lục cục khi cử động vai.
Rách dây chằng vai thường do chấn thương khi té ngã, va chạm, hoạt động quá mạnh hoặc mắc bệnh lý thoái hóa dây chằng, viêm gân.
1.4. Gãy xương vai
Đau nhức khớp bả vai cũng có thể là hậu quả của gãy xương vai thường xảy ra do tai nạn, va chạm mạnh như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thể thao, té ngã,…
1.5. Viêm gân vai
Viêm gân vai xảy ra khi các gân quanh khớp vai bị viêm, thường do sử dụng quá mức, hoạt động lặp đi lặp lại hoặc chấn thương. Điều này có thể dẫn đến đau, cứng và hạn chế phạm vi chuyển động của vai.
1.6. Bệnh lý thần kinh
Một số bệnh lý thần kinh như thoát vị đĩa đệm cổ, viêm dây thần kinh cổ, có thể gây đau nhức lan tỏa đến khớp vai, thậm chí tê bì cánh tay.
2. Các phương pháp điều trị đau nhức khớp bả vai
Chính vì có nhiều khả năng có thể xảy ra, người bị đau khớp vai thường cần chụp chiếu hình ảnh khớp cùng với sự phân tích và đánh giá của các cơ sở y tế để xác định được nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
2.1. Điều trị bảo tồn
Phương pháp điều trị bảo tồn thường được áp dụng cho các trường hợp đau vai do viêm, chấn thương nhẹ, hoặc thoái hóa sớm, bao gồm dùng thuốc (thuốc giảm đau, giãn cơ, điều trị bệnh lý nền,…), vật lý trị liệu với các bài tập phục hồi chức năng, liệu pháp nhiệt, điện, kéo giãn cơ, mát xa cùng với việm tiêm chất bôi trơn khớp.
- Điều trị bảo tồn được áp dụng cho các trường hợp đau vai không quá nghiêm trọng
2.2. Phẫu thuật
Đối với các trường hợp tình trạng đau nhức bả vai nghiêm trọng hơn điều trị bảo tồn không hiệu quả, hoặc khi có tổn thương nặng như gãy xương vai, rách dây chằng vai nghiêm trọng, phẫu thuật sẽ là giải pháp cần thiết. Phẫu thuật bả vai có hai hình thức:
- Phẫu thuật nội soi: Là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, giúp sửa chữa tổn thương, giảm đau hiệu quả.
- Phẫu thuật mở: Là phương pháp phẫu thuật xâm lấn hơn, được áp dụng cho các trường hợp tổn thương nặng, khó xử lý bằng phẫu thuật nội soi.
- Tiến hành phẫu thuật đau khớp bả vai
3. Mẹo giảm đau khớp vai ngay tại nhà
Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể áp dụng các mẹo giảm đau khớp vai ngay tại nhà để cải thiện tình trạng đau nhức, tăng cường khả năng vận động.
3.1. Chườm nóng/ lạnh
- Chườm nhiệt độ kết hợp với thảo dược làm dịu cơn đau vai
Chườm nóng hoặc lạnh là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp giảm đau, chống viêm. Bạn có thể sử dụng 1 chiếc khăn sạch hoặc dụng cụ chườm chuyên dụng để tiến hành chườm.
- Chườm nóng: Giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau, tăng lưu thông máu. Áp dụng chườm nóng trong khoảng 15-20 phút mỗi lần, 2-3 lần mỗi ngày.
- Chườm lạnh: Giúp giảm sưng, giảm đau, làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh, giúp giảm đau. Áp dụng chườm lạnh trong khoảng 10-15 phút mỗi lần, 2-3 lần mỗi ngày.
3.2. Sử dụng túi chườm thảo dược
Bên cạnh chườm nóng/ lạnh, bạn nên kết hợp việc chườm túi thảo dược. Để thực hiện, bạn chuẩn bị một túi vải nhỏ, cho vào các loại thảo dược như gừng, nghệ, lá lốt, kinh giới.Sau đó, hơ túi thảo dược trên lửa cho nóng rồi chườm lên vùng vai bị đau. Nên chườm trong khoảng 15-20 phút.
3.3. Bài tập nhẹ nhàng
Trong trường hợp khớp vai vẫn cử động được và không đau dữ dội, bạn nên kết hợp các bài tập nhẹ nhàng giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện khả năng vận động, giảm đau. Một số bài tập cơ bản rất phù hợp là:
- Bài tập xoay vai: Ngồi thẳng lưng, xoay vai theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ.
- Bài tập nâng cánh tay: Ngồi thẳng lưng, nâng cánh tay lên cao, giữ trong vài giây, sau đó hạ xuống.
- Bài tập kéo giãn cơ vai: Duỗi thẳng tay, đưa tay sang bên đối diện, dùng tay bên kia giữ khuỷu tay, kéo nhẹ nhàng.
3.4. Nghỉ ngơi hợp lý
- Nghỉ ngơi và thư giản giúp cơ thể phục hồi
Hơn hết, khi cơ thể bị đau, nghỉ ngơi hợp lý chính là chìa khóa để cơ thể phục hồi giảm đau, chống viêm hiệu quả. Bạn nên:
- Tránh hoạt động nặng: Tránh những hoạt động gây đau nhức vai.
- Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể hồi phục, tái tạo năng lượng.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng đau nhức vai. Thư giãn, tâm trạng thoải mái giúp giảm đau.
4. Cách phòng ngừa đau khớp bả vai hiệu quả
Dân gian thường truyền nhau “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vậy nên ngay từ vây giờ hãy chú ý và chăm sóc sức khỏe xương khớp của mình và cẩn thận trong sinh hoạt để tránh rủi ro. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn có thể thực hiện bảo vệ sức khỏe của mình ngay hôm nay:
4.1. Thực hiện các bài tập thể dục thường xuyên
Bài tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh cơ, cải thiện độ linh hoạt, ngăn ngừa thoái hóa khớp, giảm nguy cơ đau vai. Hãy chọn các bài tập phù hợp với thể trạng: Nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và khả năng của bản thân. Và quan trọng là tập luyện đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, 3-4 lần mỗi tuần.
4.2. Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đau khớp bả vai, do tăng áp lực lên khớp vai. Để tránh bị béo phù, bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các loại thực phẩm giàu năng lượng, giàu chất béo, tăng cường rau xanh, trái cây. Đồng thời, tăng cường hoạt động thể chất đốt cháy calo, giảm cân.
4.3. Tránh hoạt động quá sức hoặc lặp đi lặp lại
Hoạt động quá sức hoặc lặp đi lặp lại có thể gây tổn thương khớp vai, dẫn đến viêm, thoái hóa. Vì vậy, nên chia nhỏ công việc: Tránh hoạt động liên tục trong thời gian dài. Nếu cần phải làm những công việc nặng nhọc, nên sử dụng dụng cụ hỗ trợ để giảm áp lực lên vai.
4.4. Tư thế ngồi, đứng đúng cách
Tư thế ngồi, đứng không đúng cách có thể gây áp lực lên vai, dẫn đến đau, mỏi vai, căng cơ vai. Bạn nên tập ngồi thẳng lưng, vai thư giãn. Đứng thẳng người, vai thả lỏng.
4.5. Chọn túi xách phù hợp
Túi xách quá nặng có thể gây áp lực lên vai, dẫn đến đau nhức vai, căng cơ vai. Nên chọn túi xách phù hợp với trọng lượng, túi xách có quai rộng, dễ chịu với vai. Bạn cũng nên luân phiên đeo túi xách bên vai trái và phải để tránh tác động không đều lên vai.
5. Giải đáp các câu hỏi chủ đề “Đau khớp bả vai”
Câu hỏi 1: Ngủ dậy bị đau bả vai phải làm sao?
Nếu bạn ngủ dậy và bị đau bả vai, hãy thử các biện pháp sau:
- Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm nóng giúp thư giãn cơ bắp, chườm lạnh giúp giảm sưng và đau.
- Kéo giãn nhẹ nhàng: Thực hiện các động tác kéo giãn vai nhẹ nhàng để cải thiện lưu thông máu.
- Nghỉ ngơi: Cho cơ thể nghỉ ngơi, tránh hoạt động nặng, cho đến khi cơn đau dịu đi.
- Uống thuốc giảm đau: Nếu cơn đau quá dữ dội, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Câu hỏi 2: Sơ cứu bả vai đau nhức không giơ tay lên được?
Nếu bạn bị đau bả vai không giơ tay lên được, hãy thực hiện sơ cứu như sau:
- Nghỉ ngơi: Ngừng mọi hoạt động và để bả vai ngơi nghỉ.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh vào vùng vai bị đau, giúp giảm sưng và đau.
- Băng bó: Băng bó vai để giữ cho bả vai ổn định, giảm động lại.
- Tìm sự giúp đỡ của y tế: Nên tìm sự giúp đỡ của y tế ngay lập tức, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Câu hỏi 3: Hít thở sâu bị đau vai phải là bệnh gì?
Nếu bạn bị đau vai khi hít thở sâu, có thể là do một trong những nguyên nhân sau:
- Viêm bao khớp vai: Bao khớp vai bị viêm có thể làm cho xương cánh tay và xương bả vai ma sát vào nhau khi hít thở sâu, gây đau.
- Thoái hóa khớp vai: Sụn khớp vai bị bào mòn có thể gây đau khi vận động, bao gồm cả hít thở sâu.
- Rách dây chằng vai: Dây chằng vai bị rách có thể làm cho khớp vai không ổn định, dẫn đến đau khi hít thở sâu.
- Thoát vị đĩa đệm cổ: Đĩa đệm cổ bị thoát vị có thể chèn ép dây thần kinh ở cổ, gây đau lan tỏa xuống vai và tay, đặc biệt khi hít thở sâu.
Kết luận
Đau khớp bả vai là vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều người. Hiểu rõ nguyên nhân, biết cách chăm sóc sức khỏe đúng cách, và áp dụng những mẹo giảm đau tại nhà là cách hiệu quả để giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, nếu cơn đau tiếp tục xuất hiện hoặc có triệu chứng bất thường, DiaSure khuyên bạn hãy tìm sự giúp đỡ của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.