Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện trong giai đoạn nào?

Thông thường tiểu đường dễ gặp ở những người lớn tuổi, người già, người béo phì, thừa cân. Tuy nhiên những thai phụ trong giai đoạn mang thai cũng là đối tượng có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ có thể kể đến như: thị lực giảm, khát nước nhiều, thường xuyên mệt mỏi,…

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh thường gặp khi mẹ bầu bị rối loạn chuyển hóa đường trong giai đoạn mang thai. Thông thường có thể phát hiện bệnh từ tuần thứ 24 – 28 giai đoạn mang thai.

Không thể khẳng định việc bạn mắc tiểu đường thai kỳ là do bạn đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai hay sau khi sinh con. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ là yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.

Nếu không được điều trị đúng phương pháp, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ở trẻ và những biến chứng ở cả mẹ lẫn con sẽ càng cao.

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện khi thai phụ tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ. Những triệu chứng thường thấy ở các thai phụ có mắc bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Đi tiểu thường xuyên, tiểu đêm.
  • Thường xuyên mệt mỏi, co thể thiếu năng lượng.
  • Thị lực giảm, mờ mắt, nhòe mắt.
  • Thường xuyên cảm thấy khát.
  • Khi ngủ thường sẽ ngáy.
  • Tăng cân bất thường.

Tiểu đường thai kỳ xuất phát từ đâu?

Khi mang thai, người mẹ cần bổ sung rất nhiều thức ăn để đảm bảo thai nhi được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất. Tuy vậy, ở một số người, một số loại hormone khiến cơ thể người mẹ khó sản sinh hoặc insulin hoạt động kém hơn những người khác.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần nhiều hơn gấp 3 lần insulin đủ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Trong trường hợp tuyến tụy ngừng sản xuất insulin hoặc xảy ra tình trạng kháng insulin, chỉ số đường trong máu lúc này sẽ tăng lên vượt mức cho phép. Đây chính là lý do vì sao tiểu đường thai kỳ xuất hiện.

Những người dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thuộc nhóm đối tượng sau:

  • Trên 35 tuổi;
  • Đã từng bị bệnh tiểu đường ở lần mang thai trước đó;
  • Từng sinh một hoặc nhiều bé > 4kg;
  • Từng sinh non, thai lưu hoặc sinh con bị dị thường;
  • Thừa cân, béo phì;
  • Tăng cân rất nhanh trong thai kỳ;
  • Gia đình có người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường tuýp 2;
  • Đường huyết cao nhưng chưa phát triển thành tiểu đường tuýp 2;

Điều trị tiểu đường thai kỳ khó không?

Cũng không khó để điều trị tiểu đường thai kỳ nếu mẹ bầu được chẩn đoán và điều trị khi thai nhi vẫn còn bé. Cần giữ cho chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân lẫn thai nhi. Dưới đây là một số phương pháp giúp thai phụ kiểm soát bệnh được các chuyên gia khuyến cáo:

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn trong thời kỳ mang thai là quan trọng nhất để giữ cho đường huyết ổn định đồng thời vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho mẹ và bé.

Ngoài ra, bạn nên chú ý số cân nặng phù hợp với cơ thể, không để bị tăng cân quá mức trong giai đoạn mang thai. Hãy chia khẩu phần ăn hợp lý mỗi ngày từ 2.200 – 2.500 calo. Nếu bạn đang thừa cân, khẩu phần ăn đáp ứng đủ 1.800 calo/ngày.

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, hãy phân bổ nhóm chất dinh dưỡng hợp lý đường huyết ở mức bình thường:

  • Protein động vật và thực vật: 10 – 20%
  • Chất béo chưa bão hòa: Ít hơn 30%
  • Chất béo bão hòa: Ít hơn 10%
  • Carbohydrate (chất bột đường): 40%

Tập thể dục nhiều hơn

Tạo thói quen duy trì luyện tập sẽ rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt đối với người mắc tiểu đường thai kỳ. Nếu sức khỏe của bạn và em bé đều ổn, tập thể dục nhiều sẽ giúp quá trình sản sinh và điều tiết insulin hiệu quả hơn, đường máu kiểm soát tốt hơn.

Bác sĩ khuyến cáo, 15 – 30 phút mỗi ngày trong tuần là quãng thời gian hợp lý để thai phụ duy trì các bài tập nhẹ nhàng. Hãy tìm hiểu thêm những bài tập phù hợp từ bác sĩ riêng của mình.

Kiểm tra đường máu thường xuyên

Thử đường huyết định kỳ là bước nhằm đánh giá hiệu quả điều trị tiểu đường thai kỳ của bạn có theo hướng tích cực không. Nếu chỉ số bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ tư vấn để có phương hướng điều chỉnh hợp lý.

Chỉ số đường huyết được Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị:

  • Trước khi ăn: <95 mg/dL.
  • Sau ăn 1h: <140 mg/dL.
  • Sau ăn 2h: <120 mg/dL.

Sử dụng thuốc tây

Bạn sẽ cần đến sự can thiệp của thuốc tây nếu lượng đường trong máu vẫn tăng cao dù đã thực hiện thay đổi chế độ ăn, thói quen sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ. Cũng có thể sẽ cần đến biện pháp tiêm insulin nếu cần thiết.

Sau sinh tiểu đường thai kỳ có thể tự khỏi không?

Thông thường, chỉ số đường huyết của bạn sẽ giảm xuống sau khi sinh và lượng hormone cũng trở về bình thường. Tuy vậy, cũng có đến 50% người mắc tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển thành tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.

Để giảm bớt nguy cơ này, bạn cần có kế hoạch ăn uống và luyện tập phù hợp. Hãy xét nghiệm tiểu đường sau khi sinh khoảng 4 – 12 tuần để tiện theo dõi sự phát triển bệnh nếu có.

Phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Không có biện pháp nào có thể giúp chúng ta phòng tránh bệnh một cách tuyệt đối. Tuy nhiên nếu bạn duy trì được thói quen và lối sống tích cực giai đoạn trước và trong khi mang thai, nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ giảm đi đáng kể.

Ngoài ra, trong trường hợp bạn từng bị bệnh từ trước, việc tuân thủ những thói quen lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trong những lần mang thai kế tiếp hoặc phát triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.

Đây là những biện pháp giúp phòng tránh hiệu quả:

●     Lựa chọn thực phẩm lành mạnh:

Nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế chất béo và calo như hoa quả , rau, ngũ cốc nguyên hạt… là lựa chọn tuyệt vời.

●     Vận động thường xuyên:

Hãy dành 30 phút vận động hợp lý, nhẹ nhàng mỗi ngày như tưới cây, lau dọn nhà cửa, đi bộ… cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

●     Giữ cân nặng hợp lý khi có ý định mang thai:

Thừa cân – béo phì tiền mang thai là căn nguyên của một loạt vấn đề sức khỏe xảy đến trong thai kỳ, chẳng hạn như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non… Do đó, nếu bạn thừa cân và đang có kế hoạch sinh em bé, hãy giảm cân để tạo nền tảng cho một thai kỳ khỏe mạnh.

●     Tránh tăng cân hơn mức khuyến nghị trong thời kỳ mang thai:

Việc tăng cân quá nhanh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nhất là với những thai phụ thừa cân trước khi mang thai. Bác sĩ sẽ cho biết mức tăng cân hợp lý dành cho bạn, tùy thuộc vào cân nặng cũng như thể trạng của bạn và thai nhi.

Sử dụng Sữa tiểu đường Diasure – Loại sữa được giới chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả sử dụng

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Diasure là thương hiệu sữa non chuyên biệt cho người tiểu đường được săn đón nhiều nhất trong thời gian gần đây. ThS.BS Nguyễn Huy Cường, TS.BS Nguyễn Chí Bình cùng nhiều chuyên gia hàng đầu Việt Nam đã nhận định rằng: “Diasure là giải pháp dinh dưỡng toàn diện mà người bệnh tiểu đường nào cũng nên sử dụng.” 

Sử dụng sữa Diasure sẽ giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho người bị tiểu đường mà không lo bị tăng đường huyết, ổn định huyết áp và giảm thiểu các biến chứng của bệnh tiểu đường hiệu quả nhất. Hãy ấn nút đăng ký để được nhận nhiều ưu đãi từ Diasure nhé :

Diasure là thương hiệu sữa non dành cho người tiểu đường cao cấp được các chuyên gia tại Việt Nam khuyên dùng. Sử dụng sữa tiểu đường Diasure sẽ giúp người bị bệnh có nguồn dinh dưỡng dồi dào, ổn định và cân bằng đường huyết, huyết áp hiệu quả.

Nếu mẹ bầu đang cần tư vấn về bệnh tiểu đường thai kỳ, hãy liên hệ ngay với Diasure để được các chuyên gia tư vấn nhé :

CÔNG TY TNHH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ DIAMOND VIỆT NAM

  • Mã số thuế: 0109177975
  • Website: https://diasure.vn
  • Hotline: 1900 9216
  • Địa chỉ: Số 2, Ngõ 112 đường Nam Dư, P.Lĩnh Nam, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
Shopping cart

Điều khoản dịch vụ