Nội dung
ToggleTiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không ? Cách điều trị tiểu đường thai kỳ ?
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ – Tiểu đường được biết đến là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm với rất nhiều các biến chứng gây hại đến tim, phổi, thị giác,… Vậy đối với những người đang trong thời kỳ mang thai, họ có gặp nguy hiểm nếu mắc tiểu đường không? Hãy cùng lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia qua bài viết dưới đây!
Định nghĩa đúng nhất về tiểu đường thai kỳ
Theo phân tích và định nghĩa của Liên hiệp đái tháo đường quốc tế (IDF), tiểu đường thai kỳ là hiện tượng cơ thể bị rối loạn dung nạp glucose và tăng đường huyết
Phần định nghĩa này cũng không loại trừ những trường hợp bệnh nhân đã có hiện tượng rối loạn dung nạp glucose trước khi được phát hiện. Tuy nhiên, với định nghĩa như vậy cũng không thể khẳng định 100% rằng sau khi sinh thì người bệnh còn tăng glucose máu hay là không
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Tiểu đường không những gây nguy hiểm cho mẹ bầu mà còn ảnh hưởng xấu đến tình hình phát triển của thai nhi, tham khảo ngay những ảnh hưởng dưới đây :
Ảnh hưởng đối với sản phụ
Mắc tiểu đường ở thời kỳ mang thai sẽ tăng nguy cơ sản phụ phải đối mặt với các vấn đề như sinh non, thai chết lưu, sảy thai, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận,… Lâu dài, bệnh sẽ phát triển lên bệnh tiểu đường tuýp 2, biến chứng về tim mạch cũng nặng hơn cũng các tai biến như sau
-
Sinh non: nguy cơ sinh non của những sản phụ mắc đái tháo đường có khả năng cao hơn những sản phụ bình thường. Được biết nguyên nhân chính gây ra sinh non là do kiểm soát lượng đường huyết muộn, tiền sản giật, tăng huyết áp và nhiễm trùng tiết niệu
-
Sảy thai và thai chết lưu: Phần trăm sảy thai hoặc thai chết lưu rất cao nếu sản phụ mắc tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Các sản phụ cần phải lưu ý cũng như kiểm soát chặt chẽ lượng đường huyết để sinh con an toàn
-
Huyết áp cao: Cường độ huyết áp tăng đột ngột của thai phụ thời kỳ đái tháo đường cao hơn nhiều so với thai phụ bình thường. Việc huyết áp tăng dẫn đến cho thai phụ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, tiền sản giật, suy thận, suy gan, thai nhi chậm phát triển,…. Do đó, việc kiểm soát cũng như kiểm tra lượng đường huyết nên được tiến hành theo định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi cũng như sản phụ
-
Đa ối: Hiện tượng dịch ối nhiều sẽ bắt đầu xảy ra từ tuần thứ 26-32 của thai kỳ. Hiện tượng này sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và sức khỏe của thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều
-
Nhiễm trùng tiết niệu: Lượng đường huyết không được kiểm soát tốt trong thời kỳ mắc tiểu đường của thai phụ sẽ rất dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu. Việc nhiễm khuẩn này đôi khi không có triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên lại làm cho hàm lượng đường của sản phụ mất cân bằng và phải tiến hành điều trị. Nếu không được điều trị thì sẽ gây ra rất nhiều các biến chứng khác như nhiễm trùng ối, sinh non và nhiễm ceton
-
Ảnh hưởng về sau: nhiều chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng các sản phụ mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ có khả năng cao phát triển thành tiểu đường tuýp 2. Hơn thế, những lần mang thai tiếp theo họ cũng sẽ có thể sẽ vẫn mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, sản phụ cũng rất dễ bị béo phì, nếu không có một chế độ ăn hợp lý, luyện tập thường thì sẽ dẫn đến tăng cân quá mức sau sinh
Ảnh hưởng đối với thai nhi
Đối với thai nhi sẽ có các triệu chứng nguy hiểm rõ rệt như:
-
Thai to vì tăng trưởng quá mức
-
Hô hấp khó
-
Tử vong sau sinh
-
Vàng da
-
Tăng hồng cầu
Như vậy, mắc đái tháo đường khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ bầu
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ hợp lý, khoa học
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ : Xây dựng mục tiêu
-
Lượng đường trước ăn, trước ngủ là 3,9-5,5 mmol/l
-
Lượng đường máu sau ăn 2 tiếng là 5,4-7,1 mmol/l
-
HbA1C <6%
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ : Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
-
Hạn chế bổ sung quá nhiều chất bột: nên bổ sung từ 35-45% tổng số năng lượng trong ngày. Chọn các thực phẩm có chỉ số tăng đường máu thấp.
-
Chia nhỏ các bữa ăn thành 5-6 bữa, bao gồm 3 bữa chính và 2 hoặc bữa phụ. Lượng calo phù hợp: bữa sáng 30%, bữa trưa 30%, bữa tối 30% và bữa phụ 20%
-
Cung cấp nhiều chất xơ, rau tươi, trái cây.
-
Hạn chế tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, …
-
Cung cấp cho cơ thể nhiều nguồn vitamin, sắt, acid folic, calcium,..
Cách điều trị tiểu đường thai kỳ : Sử dụng insulin
-
Dùng insulin trước các bữa ăn
-
Tính liều đầu tiên theo cân nặng: 0,4-0,5 đơn vị
-
Chỉnh liều cho đến khi lượng đường máu đạt mục tiêu ban đầu
Để có thể đảm bảo được sức khỏe cũng như tình trạng sinh trưởng của thai nhi trong thời kỳ mắc bệnh đái tháo đường, sản phụ nên hiểu rõ những tai biến nguy hiểm và tìm ra cách điều trị sao cho phù hợp. Xây dựng chế độ ăn hợp lý, tập luyện với cường độ nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn khi sinh của thai nhi nhé!
Bị tiểu đường thai kỳ uống sữa Diasure được không?
Sữa non tiểu đường Diasure được các bác sĩ nội tiết đánh giá là giải pháp dinh dưỡng tuyệt vời giúp người bệnh giải quyết gánh nặng kiêng khem vất vả đồng thời kiểm soát tốt chỉ số đường huyết trong máu dễ dàng bằng việc sử dụng 1-2 ly mỗi ngày.
Tuy nhiên việc sử dụng sữa Diasure cho thai phụ bị tiểu đường trong quá trình mang thai cần có sự hướng dẫn cụ thể từ phía bác sĩ phụ trách. Bởi lẽ giai đoạn mang thai là giai đoạn khá nhạy cảm, mọi thức ăn, đồ uống mà người mẹ đưa vào cơ thể cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, trước khi sử dụng sữa non Diasure, bạn hãy hỏi ý kiến của chuyên gia để phòng ngừa được những tình huống khó lường nhé.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích!
CÔNG TY TNHH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ DIAMOND VIỆT NAM
- Mã số thuế: 0109177975
- Website: https://diasure.vn
- Hotline: 1900 9216
- Địa chỉ: Số 2, Ngõ 112 đường Nam Dư, P.Lĩnh Nam, Q. Hoàng Mai, Hà Nội