Biến chứng của bệnh tiểu đường

Cảnh giác với các biến chứng tiểu đường nguy hiểm

Mù lòa, suy thận, cắt cụt chi là những biến chứng tiểu đường rất phổ biến ở người lớn tuổi hiện nay. Phần lớn do thực hiện điều trị sai cách hoặc phát hiện bệnh khi đã chuyển biến nặng dẫn đến những hệ quả khó lường.

Biến chứng tiểu đường : mãn tính (lâu dài)

Đường huyết tăng cao và liên tục trong khoảng thời gian dài, quá trình chuyển hóa đường, đạm và chất béo bị rối loạn, từ đó làm giảm chức năng của các cơ quan như:

Thị giác

Đường huyết tăng cao là thủ phạm khiến mắt bị tổn thương. Thị lực bị suy giảm theo từng ngày hoặc nghiêm trọng hơn, bệnh nhân tiểu đường có thể bị tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, mù lòa…

  • Cách phòng tránh
  • Một chế độ dinh dưỡng cân bằng gồm nhiều loại thực phẩm tốt cho thị lực như cà chua, cà rốt, vitamin A,… chính là cách để bạn bảo vệ đôi mắt của mình.
  • Nên khám mắt định kỳ để đảm bảo thị giác của bạn vẫn ổn. Nếu mắt bạn có dấu hiệu bị nhòe hoặc đau nhức đột ngột, hãy đi kiểm tra ngay để có phương án xử lý kịp thời.

Tim mạch

Biến chứng tiểu đường tác động đến tim mạch gây ra các tình trạng: mỡ máu tăng, cao huyết áp, tắc mạch do xơ động mạch ngoại vi,…

  • Cách phòng tránh
  • Đảm bảo các chỉ số đường huyết, % HbA1c, % mỡ máu, huyết áp,… ở mức an toàn, nhất là thời điểm trước và sau ăn, trước khi đi ngủ.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp cùng sữa non chuyên biệt cho người tiểu đường Diasure.

Thần kinh

Có thể thấy thần kinh là cơ quan xuất hiện biến chứng sớm nhất và thường xuyên nhất của căn bệnh tiểu đường. Biểu hiện cụ thể như cảm giác đau nhức, tê bì, nóng rát ở chân, nhịp thở bất ổn, tiết mồ hôi…

  • Cách phòng tránh
  • Kiểm soát đường huyết trước và sau ăn, trước khi đi ngủ.
  • Chăm sóc bàn chân đúng cách, vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận với những vết thương hở.
  • Giảm bớt căng thẳng, xả hết năng lượng xấu ra ngoài.
  • Tập luyện đều đặn sẽ giúp tâm trạng của bạn khá hơn.

Thận

Thận là nơi chịu khá nhiều ảnh hưởng khi bạn bước sang giai đoạn biến chứng. Khi đường huyết tăng vi mạch máu trong thận bị tổn thương, khả năng lọc của thận bị  suy giảm, lâu dần gây suy thận ở người tiểu đường.

  • Cách phòng tránh
  • Kiểm soát tốt chỉ số đường và huyết áp.
  • Hạn chế các thực phẩm giàu protein, mỡ, ăn ít muối.
  • Thăm khám định kỳ và giữ liên lạc với bác sĩ điều trị của mình.

Nhiễm trùng

Vi khuẩn có thể phát triển mạnh nếu đường huyết trong máu tăng cao. Chúng tấn công hầu hết hệ thống miễn dịch, gây nhiễm trùng ở khắp các vùng trên cơ thể. Có thể phát triển nhanh thành lở loét ở vùng miệng, vùng kín, tiết niệu,…

  • Cách phòng tránh
  • Chăm sóc vùng răng miệng, tiết niệu, đặc biệt là vùng kín… (những vùng dễ bị nhiễm khuẩn)
  • Chăm sóc kỹ bàn chân nếu có vết thương hở.

Nếu gặp dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, cơ thể có mùi khó chịu, tiểu buốt, có máu… hãy liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và xử lý đúng cách.

Biến chứng tiểu đường : Cấp tính

Biến chứng cấp tính thường xảy ra đột ngột và có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l). Nguyên nhân:

  • Lạm dụng thuốc hạ đường huyết.
  • Chế độ ăn không hợp lý: kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn.
  • Vận động liên tục, quá sức dẫn đến mệt mỏi.
  • Sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá,…

Biểu hiện của hạ đường huyết: đói bụng cồn cào, cơ thể uể oải mệt mỏi, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng và tim đập nhanh,…

Khi có dấu hiệu hạ đường huyết nhẹ hoặc vừa, bạn nên bổ sung ngay 1 ly sữa chuyên biệt cho người tiểu đường như sữa non Diasure, ăn kẹo bánh ngọt hoặc uống nửa ly nước ép hoa quả và đo đường huyết sau 15 phút. Nếu đường huyết bình thường trở lại, hãy tuân thủ theo chế độ ăn uống trước đó khi cảm thấy tỉnh táo hẳn.
Nếu hạ đường huyết nặng, bạn hãy gọi ngay bác sĩ và đến bệnh viện cấp cứu ngay để được xử lý kịp thời.

Hôn mê

Hôn mê đột ngột là một trong những hệ quả của việc đường huyết tăng quá cao. Tình trạng này thường xuất hiện bất ngờ và cần phải được cấp cứu ngay lập tức để tránh được những nguy hiểm đến tính mạng.

Sự can thiệp của thuốc tây là cần thiết ngay lúc này để người bệnh có thể kiểm soát tốt đường huyết. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập, chủ động phòng tránh nhiễm khuẩn, chấn thương, căng thẳng cũng là yếu tố người bệnh cần lưu tâm.

Phòng tránh biến chứng tiểu đường có khó không?

Thực tế biến chứng tiểu đường không khó kiểm soát nếu bạn tuân thủ đúng nguyên tắc “kiềng 3 chân” và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều trị thuốc, luyện tập, dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa giúp đường huyết luôn ổn định, hạn chế những biến chứng khó lường.

Điều trị thuốc

Cần tuân thủ tuyệt đối việc điều trị thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý ngưng thuốc, tăng giảm liều lượng, đổi thuốc hay kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc. Cần báo ngay với bác sĩ khi có những triệu chứng bất thường.

Luyện tập

  • Đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, tập yoga… ít nhất 30 phút mỗi ngày là những bài tập nhẹ nhàng giúp bệnh nhân giảm bớt nguy cơ biến chứng.
  • Nếu bệnh nhân có bệnh nền liên quan đến tim mạch, cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về các bài tập thể dục phù hợp với tình trạng cơ thể.
  • Lựa chọn trang phục phù hợp khi tập luyện.
  • Bổ sung đủ nước trước và sau khi tập.

Sử dụng Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt Diasure kết hợp dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là nền tảng giúp đường huyết duy trì ở mức an toàn. Bổ sung thêm các thực phẩm dinh dưỡng như sữa tiểu đường cũng là một giải pháp giúp cân bằng dưỡng chất được các bác sĩ khuyến cáo

CÔNG TY TNHH IRON SPIRIT

  • Mã số thuế: 0109422948
  • Website: https://diasure.vn
  • Hotline: 1900 9216
  • Địa chỉ:Tầng 4, Tòa T1 Time Tower, 35 Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Shopping cart

Điều khoản dịch vụ