Nội dung
ToggleTiểu đường type 1 là gì?
Bệnh tiểu đường type 1 bệnh lý cần được điều trị suốt đời. Bệnh do hệ thống miễn dịch bị phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Khác với tiểu đường type 2, tiểu đường type 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nguyên nhân do tuyến tụy của người bệnh sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin khiến người bệnh phải điều trị bằng insulin (tiêm insulin) suốt đời. Hay nói cách khác là do hệ thống miễn dịch chính cơ thể người bệnh tấn công và phá hủy một phần của tuyến tụy sản xuất insulin.
Giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường type 1, người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Chỉ đến khi số lượng các tế bào sản xuất insulin bị ảnh hưởng đến mức bắt đầu ảnh hưởng đến lượng insulin chuyển hóa năng lượng. Khi lượng insulin thấp, đường không được chuyển hóa dẫn tới lượng đường trong máu tăng và các triệu chứng của bệnh mới bắt đầu xuất hiện.
Bệnh tiểu đường type 1 thường xảy ra ở trẻ vị thành niên và do yếu tố di truyền
Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1
Các triệu chứng của tiểu đường type 1 khá mờ nhạt nên rất khó để phát hiện, khi bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn mới xuất hiện những biểu hiện dễ nhận ra như:
-
Khô miệng, khát nước
-
Nhanh đói mặc dù mới ăn xong
-
Đi tiểu nhiều đặc biệt là tiểu đêm
-
Sụt cân không rõ nguyên nhân mặc dù bạn ăn rất nhiều và thường xuyên cảm thấy đói
-
Người mệt mỏi
-
Mắt mờ, thị lực suy giảm
-
Vết thương lâu lành, bị nhiễm trùng
Dấu hiệu cấp cứu với bệnh tiểu đường type 1:
-
Lú lẫn
-
Thở nhanh
-
Đau bụng
-
Mất ý thức (hiếm khi xảy ra)
Cách chuẩn đoán tiểu đường type 1
Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán tiểu đường type 1 bao gồm:
Xét nghiệm HbA1c ( chỉ số đường huyết trong 3 tháng)
Xét nghiệm HbA1c là một trong những xét nghiệm máu đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường và được sử dụng để xác định mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường của người bệnh. Xét nghiệm này cung cấp thông tin về lượng đường trung bình trong máu trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tuần cùng với theo dõi lượng đường huyết tại nhà để giúp bác sĩ điều chỉnh các loại thuốc điều trị phù hợp.
Xét nghiệm này đo tỷ lệ phần trăm lượng đường trong máu gắn với protein mang oxy trong các tế bào hồng cầu (huyết sắc tố). Nồng độ đường trong máu càng cao thì trong càng có nhiều huyết sắc tố liên kết với đường. Mức HbA1C từ 6.5% trở lên trong hai lần xét nghiệm riêng biệt thì người bệnh sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên
Một mẫu máu sẽ được lấy tại một thời điểm ngẫu nhiên. Giá trị đường trong máu được biểu thị bằng miligam trên decilit (mg/dL) hoặc milimol trên lít (mmol/L). Bất kể lần cuối bạn ăn khi nào mà mức đường trong máu được lấy ở thời điểm ngẫu nhiên có mức 200 mg/dL (11,1 mmol/L) hoặc cao hơn và có kèm theo các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên và hay khát nước thì bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm đường huyết lúc đói
Một mẫu máu sẽ được lấy sau khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng. Nồng độ đường huyết lúc đói dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/L) là bình thường. Nồng độ đường huyết lúc đói từ 100 đến 125 mg/dL (5,6 đến 6,9 mmol/L) được xem là tiền tiểu đường. Nếu từ 126 mg/dL (7 mmol/L) trở lên ở cả hai xét nghiệm riêng biệt thì bạn bị sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra các tự kháng thể thường gặp trong bệnh tiểu đường type 1. Xét nghiệm này giúp bác sĩ phân biệt bệnh tiểu đường type 1 và type 2 khi bác sĩ chưa chắc chắn loại type nào. Nếu trong nước tiểu của người bệnh có ketone, đây là sản phẩm phụ từ quá trình phân hủy chất béo thì người đó mắc bệnh tiểu đường type 1.
Các biện pháp điều trị bệnh tiểu đường type 1
-
Xây dựng chế độ ăn phù hợp: đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lý. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Không nên ăn quá no. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
-
Tập thể dục, chạy bộ đều đặn: 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần
-
Kiểm soát đường huyết: đối với tuýp 1 thì kiểm soát bằng insulin ngoại sinh là chủ yếu. Dùng theo phác đồ, tuân thủ giờ tiêm và liều lượng tránh bị tụt đường huyết. Các loại insulin gồm có: insulin thường (tác dụng rất nhanh và nhanh, insulin Lispro, Actrapid..), insulin bán chậm (NPH, Lente..), insulin chậm (ultralente..), insulin hỗn hợp (Mixtard..), insulin nền (Lantus)
-
Kiểm soát huyết áp: ưu tiên ức chế men chuyển/ức chế thụ thể khi có biến chứng thận (captopril, ibesartan, losartan..)
-
Sử dụng sữa tiểu đường: sữa tiểu đường chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng lớn giúp người bệnh có thể bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đồng thời hỗ trợ hạ đường huyết rất hiệu quả. Người bệnh cần lựa chọn sản phẩm sữa tiểu đường phù hợp. Hiện nay, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên lựa chọn những loại sữa có thành phần sữa non, đặc biệt là thức uống bổ sung dinh dưỡng Diasure rất phù hợp với khẩu vị và thể trạng người Việt.
Bằng việc sử dụng thuốc, kết hợp với lối sống lành mạnh và ăn uống hợp lý. Bệnh tiểu đường Type 1 không còn là nỗi lo của người bệnh. Nếu người bệnh đang tìm một nguồn dinh dưỡng bổ sung, thì người bệnh có thể tham khảo loại Sữa dành cho người tiểu đường Diasure nhé.
CÔNG TY TNHH KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ DIAMOND VIỆT NAM
- Mã số thuế: 0109177975
- Website: https://diasure.vn
- Hotline: 1900 9216
- Địa chỉ: Số 2, Ngõ 112 đường Nam Dư, P.Lĩnh Nam, Q. Hoàng Mai, Hà Nội