Nội dung
ToggleBệnh đái tháo đường là gì?
Đái tháo đường (hay tiểu đường) là bệnh về rối loạn chuyển hóa, với đặc điểm đường huyết cao hơn mức bình thường do khiếm khuyết về tiết insulin. Việc đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ gây ức chế, tổn thương nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể. Đặc biệt là tìm, các mạch máu, thận, mắt và dây thần kinh
Phân loại đái tháo đường:
-
Đái tháo đường type 1. Chủ yếu do yếu tố di truyền, thiếu insulin tuyệt đối.
-
Đái tháo đường type 2. Do tuyến tụy suy giảm chức năng, không tiết đủ insulin hoặc kháng insulin.
-
Đái tháo đường thai kỳ. Thường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó
Chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
Theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA, tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:
-
Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL ( 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ)
-
Đường huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L). Nghiệm pháp này phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
-
HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol)
-
Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L). Các triệu chứng kinh điển như: tiểu nhiều, tiểu đêm, khát nước, ăn nhiều nhưng sụt cân không rõ nguyên nhân…)
Tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán tiểu đường là đường huyết lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán tiểu đường.
Chẩn đoán tiền đái tháo đường
Khi có một trong các rối loạn sau đây:
-
Rối loạn đường huyết đói: Đường huyết lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L)
-
Rối loạn dung nạp glucose. Đường huyết ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L), hoặc
-
HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường
Các triệu chứng điển hình của đái tháo đường như sau:
-
Tiểu nhiều, tiểu đêm
-
Luôn cảm thấy khô miệng, khát nước
-
Cảm thấy rất đói – ngay cả khi đang ăn
-
Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt
-
Mờ mắt
-
Vết thương lâu lành
-
Sụt cân – ngay cả khi đang ăn nhiều hơn ( tiểu đường type 1)
-
Ngứa ran, đau, hoặc tê bì ở tay hoặc chân (tiểu đường type 2)
Tuy nhiên, một số người đái tháo đường type 2, ở giai đoạn đầu các triệu chứng còn mờ nhạt nên nhiều người bệnh không nhận biết được.
Biến chứng bệnh đái tháo đường
Mức đường huyết cao và kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Việc duy trì đường huyết ở mức an toàn có thể giúp trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường. Do đó, người mắc đái tháo đường cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên.
Các biến chứng đái đường gây ra gồm:
Biến chứng tim mạch
Đái tháo đường ảnh hưởng đến tim và mạch máu, nó có thể gây ra các biến chứng gây tử vong như bệnh động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người bị tiểu đường
Biến chứng về thận, suy thận
Biến chứng thận do đái đường gây ra do tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người tiểu đường hơn người bình thường
Biến chứng lên hệ thần kinh
Đái đường gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể. Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ở những vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên. Dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác khiến chấn thương không được chú ý, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể phải cắt cụt chi.
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường.
Biến chứng mắt
Hầu hết những người mắc đái tháo đường sẽ phát triển một số bệnh về mắt. Điển hình là bệnh võng mạc làm giảm thị lực hoặc mù lòa.
Cách điều trị bệnh đái tháo đường
Nguyên tắc điều trị tiểu đường được ví như kiềng 3 chân, gồm:
-
Theo phác đồ điều trị của bác sĩ: Gồm thuốc tây hoặc tiêm insulin
-
Chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó, nên sử dụng sữa tiểu đường, bởi sữa tiểu đường chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng lớn giúp người bệnh có thể bổ sung đầy đủ các dưỡng chất. Đồng thời hỗ trợ hạ đường huyết rất hiệu quả. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn những loại sữa có thành phần sữa non, đặc biệt là dòng sữa non tiểu đường Diasure rất phù hợp với khẩu vị và thể trạng người Việt.
-
Vận động: Chăm chỉ tập thể dục, chạy bộ, hoặc các môn thể thao tốt cho sức khỏe như bơi lội…
Kết Luận: tiểu đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng. Cần chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm để có thể kiểm soát bệnh tốt nhất. Thong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, chăm tập thể dục, thể thao để giữ đường huyết ở mức an toàn.